» » Chế độ ăn có vai trò quan trọng giúp giảm nồng độ tăng acid uric máu.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tăng hay giảm acid uric máu. tìm hiểu những thực phẩm gây tăng acid uric máu sẽ tránh được tình trạng tăng acid uric máu

chế độ ăn có vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp giảm nồng độ tăng acid uric máu
chế độ ăn có vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp giảm nồng độ tăng acid uric máu
Một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật có chứa nhiều purin như gan lợn, gan gà, bầu dục lợn, cá mòi, cá chép…Do đó, nồng độ acid uric có thể bị ảnh hưởng  bởi các thành phần trong khẩu phần như thịt, cá và các sản phẩm từ sữa. Thịt và cá có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu vì hàm lương purine động vật cao của các loại thực phẩm.
Các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nồng độ acid uric bằng cách gia tăng sự bài tiết acid uric và các sản phẩm chuyển hóa trung gian. Việc tiêu thụ hay không tiêu thụ một hoặc nhiều các nhóm thực phẩm có ảnh hưởng  trực tiếp đến nồng độ acid uric máu.
Do đó, chế độ ăn giàu purin nguồn gốc động vật cần hạn chế đối với các trường hợp tăng acid uric máu. Các thực phẩm phổ biến có thể chia làm bốn nhóm sau theo nồng độ purin trong 100g thực phẩm như sau:
Nhóm I: Là những thức ăn chứa ít purin (0-15 mg/100g) như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả (trừ một vài loại trong nhóm II), các loại hạt, đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng

nhóm thực phẩm giảm nồng độ acid uric máu
nhóm thực phẩm giảm nồng độ acid uric máu

Nhóm II: Là những thức ăn chứa lương purin trung bình (50-150mg/100g) như thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, rau dền, cải bắp.
Nhóm III: Thức ăn chứa nhiều purin (trên 150 mg) là phủ tạng như các loại gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá mòi, măng, socola.
Nhóm IV: Các đồ uống có purin, rượu, bia.
Để làm giảm nồng độ acid uric, những người tăng acid uric máu cần thực hiện chế độ ăn theo 2 yêu cầu là loại bỏ, giảm các thực phẩm làm tăng acid uric máu và khuyến khích sử dụng những thực phẩm giúp giảm acid uric máu. Đối tượng tăng acid uric máu nên loại bỏ những thực phẩm trong nhóm 3, nên ăn hạn chế thực phẩm trong nhóm 2 và khẩu phần ăn nên khuyến khích sử dụng những thực phẩm trong nhóm 1.
Như vậy, có thể nói chế độ ăn có vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp giảm nồng độ tăng acid uric máu. Một số chế độ ăn giúp giảm nồng độ acid uric máu. Chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn chủ yếu ở dạng dầu ô liu, hàng ngày tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo, hàng tuần tiêu thụ cá, gia cầm, rau đậu, và lương tiêu thụ thịt đỏ tương đối thấp có thể làm giảm acid uric máu.
Rau quả là một nhóm thức ăn phong phú, đa dạng và đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng. Rau quả nghèo protein, glucid nhưng nhiều chất xơ và nước. Đây là nguồn chất khoáng và vitaminquý giá. Hơn nữa hầu hết rau quả có tính kiềm nên thích hợp với người tăng acid uric máu. Mặt khác, trong rau quả còn có nhiều chất chống oxy hóa điển hình như β-caroten và vitamin C.
Info tim thuốc nhanh tổng hợp

About Tìm Thuốc Nhanh

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply