Thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do một siêu vi gây ra dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Bệnh gây ra chứng phát ban ngứa ngáy trông giống như những vết bỏng giộp nhỏ. Chứng phát ban thường khởi phát trên mặt, bụng, ngực hay lưng, và lan nhanh ra các phần khác của cơ thể. Thông thường chứng phát ban đi kèm với sốt nhẹ, mệt mỏi, và hơi khó chịu trong người. Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu đều có thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là trẻ em ở lứa tuổi dưới 15 tuổi. Trên 90% người trưởng thành ở Mỹ đều mắc bệnh thủy đậu và nhiều trẻ đã được tiêm vắcxin.
Hiện đã có loại vắcxin phòng chống bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, đôi khi có những người đã được tiêm vắcxin vẫn mắc bệnh thủy đậu (hay còn gọi là “bệnh đột phá”). Nếu người nào đã được tiêm vắcxin bệnh thủy đậu, thì thông thường bệnh rất nhẹ. Họ sẽ có một vài mụn nhỏ, ít khi bị sốt, và mau bình phục hơn.
Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?
Có, bệnh có thể nguy hiểm. Trước khi có vắcxin chủng ngừa vào năm 1995, mỗi năm tại Mỹ, có khoảng 11,000 người phải nhập viện do mắc bệnh thủy đậu và có khoảng 100 người tử vong. Bệnh thủy đậu có thể làm nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại nhiều thẹo, bị viêm phổi, tổn thương não và tử vong. Tuy các biến chứng nghiêm trọng (như viêm phổi) rất hiếm khi xảy ra, nhưng bệnh chủ yếu ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, và người lớn nói chung. Người nào mắc bệnh thủy đậu cũng có thể bị phát ban khó chịu, hay còn gọi là bệnh zona (giời leo) những năm sau đó.
Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?
Bệnh thủy đậu lây từ người này sang người khác do ho, hắt hơi, hay chạm vào những mụn ngứa đỏ. Những người mắc bệnh thủy đậu có thể lây bệnh từ 1 – 2 ngày trước khi phát các triệu chứng và cho đến khi những mụn này đóng vảy (thường khoảng 5 ngày). Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ bị lây nhiễm lâu hơn, thường là cho đến khi xuất hiện liên tục các mụn nước mới. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng từ 10 – 21 ngày sau khi nhiễm siêu vi. Theo quy định của tiểu bang, những người mắc bệnh thủy đậu phải nghỉ học và nghỉ làm cho đến khi các mụn nước khô và đóng vảy.
Ai có thể mắc bệnh thủy đậu?
Bất cứ người nào chưa từng mắc bệnh thủy đậu và chưa được tiêm vắcxin. Tuy nhiên, đôi khi thậm chí những người đã được tiêm vắcxin sẽ vẫn mắc bệnh thủy đậu (hay còn gọi là “bệnh đột phá”) nếu bị nhiễm, nhưng bệnh thường nhẹ hơn nhiều. Họ sẽ có một mụn ngứa đỏ nhỏ, ít khi bị sốt và mau bình phục hơn.
Những trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, vì những trẻ này nhỏ quá không tiêm vắcxin được.
Phòng chống bệnh thủy đậu như thế nào?
Ngày nay, người ta khuyến cáo tiêm hai liều vắcxin thủy đậu để bảo vệ khỏi bệnh tật. Bảo vệ con của quý vị bằng cách cho trẻ tiêm vắcxin khi được 12-18 tháng tuổi và tiêm nhắc vào năm 4 đến 6 tuổi. Điều quan trọng là cho trẻ nào chưa mắc bệnh thủy đậu tiêm vắcxin trước khi được 13 tuổi do nguy cơ biến chứng rất cao sau độ tuổi này.
Những bậc phụ huynh nào có con đã được tiêm vắcxin phòng bệnh thủy đậu 1 lần nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình về việc tiêm vắcxin thủy đậu lần 2, nhất là nếu họ tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu hay trong môi trường bùng phát bệnh.
Các thanh thiếu niên và người lớn không miễn nhiễm với bệnh thủy đậu, nhất là những người làm công việc chăm sóc sức khỏe hay sống với một người có hệ miễn dịch suy yếu, nên được tiêm vắcxin. Họ cần tiêm 2 lần vắcxin thủy đậu và nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ của mình về việc tiêm vắcxin này. Phụ nữ nào dự định có con và không được miễn dịch cũng nên được tiêm vắcxin trước khi có thai.
Nếu một người được tiêm vắcxin thủy đậu trong vòng 3 (và có thể lên đến 5) ngày kể từ khi tiếp xúc với một người nào đó mắc bệnh thủy đậu, thì họ sẽ không mắc bệnh.
Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hay chưa được tiêm vắcxin có nguy cơ bị biến chứng cao (như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, và những người có hệ miễn dịch suy giảm) khi họ bị phơi nhiễm với bệnh thủy đậu. Họ nên đến khám bệnh ở bác sĩ.
Nguồn tìm thuốc nhanh
Nguồn tìm thuốc nhanh
benh thuy dau
ReplyDeletebenh thuy dau
Delete