» » Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh ở gan do vi rút viêm gan B (hepatitis B virus – HBV) gây ra. HBVgây sưng gan và không cho gan hoạt động tốt được.



Khoảng 95% người lớn nhiễm HBV hoàn toàn hồi phục trong vòng 6 tháng (HBV cấp tính) mà không cần dùng thuốc. Khoảng 5% sẽ nhiễm HBV trong suốt cuộc đời (HBV mãn tính) nếu họ không được điều trị khỏi bằng thuốc. Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV có nguy cơ tiến triển thành HBV mãn tính cao. HBV mãn tính có thể dẫn đến xơ gan (xẹo gan), ung thư gan và hỏng gan.

 Những ai có nguy cơ mắc viêm gan B?

Bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể nhiễm HBV (máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo) đều có nguy cơ.
  • Được sinh ra bởi người mẹ nhiễm HBV
  • Từng làm việc hoặc tiếp xúc với dịch cơ thể nhiễm bệnh
  • Từng sống cùng người nhiễm bệnh
  • Từng quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh
  • Từng có nhiều bạn tình
  • Từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Là nam giới có quan hệ tình dục với nam giới
  • Từng tiêm chích hoặc hút thuốc phiện (dù chỉ một lần)
  • Từng làm việc trong tù hoặc ở tù
  • Từng đến các nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao
  • Từng lọc máu

Các triệu chứng của viêm gan B là gì?

Nhiều người nhiễm HBV cấp tính hay mãn tính không có triệu chứng gì. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm mệt mỏi, sốt, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, nhức cơ, đau quanh gan và vàng da (da và lòng trắng mắt vàng).
Các triệu chứng thường bắt đầu từ hai đến năm tháng sau khi nhiễm. Các triệu chứng thường kéo dài vài tuần nhưng có thể kéo dài đến sáu tháng.

Viêm gan B được chẩn đoán như thế nào?

– Viêm gan B được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.
– Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra xem có các kháng thể HBV trong cơ thể không. Kháng thể là các protein do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại vi rút.

Viêm gan B được điều trị như thế nào?

HBV cấp tính
Các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn uống tốt và tránh đồ uống có cồn. Không cần sử
dụng thuốc để điều trị HBV cấp tính. Điều quan trọng là đến gặp bác sỹ thường xuyên để đảm bảo rằng cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn khỏi vi rút.
HBV mãn tính
Có một vài lựa chọn điều trị HBV mãn tính: tenofovir, adefovir dipivoxil, interferon alfa 2b, pegylated interferon alfa 2a, lamivudine, entecavir và telbivudine. Các thuốc này có thể không có tác dụng với tất cả mọi người nhiễm viêm gan B.
Ngoài ra, bệnh nhân uống các loại thuốc này cần được bác sỹ theo dõi những tác dụng phụ.
Phụ nữ mang thai không được uống thuốc điều trị HBV nếu không được bác sỹ khuyên dùng . Một số phụ nữ mang thai nhiễm HBV có thể được điều trị để ngăn ngừa truyền HBV cho con họ.
Nếu bạn nhiễm HBV, điều quan trọng là bạn cần nói chuyện với bác sỹ về các lựa chọn điều trị và khám kiểm tra ung thư gan 6-12 tháng một lần. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn về vắc xin viêm gan A.

Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây truyền viêm gan B là gì?

Chủng ngừa viêm gan B cho những người chưa nhiễm HBV là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm. Văc xin viêm gan B được tiêm thành 3 liều. Hai liều đầu tiên được tiêm cách nhau một tháng và liều cuối cùng được tiêm 6 tháng sau.
Các cách khác để ngăn chặn sự lây truyền HBV là:
  • Xét nghiệm nếu bạn đang mang thai hoặc muốn có thai
  • Không dùng chung kim tiêm
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng cá nhân khác
  • Không hiến máu, nội tạng hoặc mô
  • Chỉ sử dụng kim tiêm và dụng cụ sạch để xăm mình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể
  • Nói chuyện với bác sỹ, nha sỹ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác

Những ai nên chủng ngừa viêm gan B?

Những người nên chủng ngừa viêm gan B bao gồm:
  • Mọi trẻ sơ sinh và trẻ em
  • Người bị bệnh gan không do HBV
  • Người nhiễm HIV
  • Nhân viên chăm sóc sức khoẻ và nhân viên cấp cứu, quân nhân, nhân viên dịch vụ tang lễ và ướp xác
  • Người đã từng lọc máu
  • Người đang làm việc trong tù hoặc ở tù
  • Nhân viên và bệnh nhân tại các viện dành cho người chậm phát triển
  • Người có nhiều bạn tình
  • Nam giới quan hệ tình dục với nam giới
  • Người từng tiêm chích hoặc hút thuốc phiện
  • Bạn tình và thành viên gia đình của người nhiễm HBV
  • Người từng đến các nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao
  • Thành viên của các dân tộc hoặc chủng tộc có tỷ lệ nhiễm HBV cao, bao gồm người Mỹ gốc Á là dân đảo Thái Bình Dương, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ La tinh, người Mỹ bản địa và người Alaska bản địa
Tổng quan về thực tế
  • Viêm gan B là bệnh ở gan do vi rút viêm gan B (hepatitis B virus – HBV) gây ra.
  • HBV lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo.
  • Hầu hết người lớn (95%) có thể kháng lại HBV trong vòng 6 tháng. Những người khác nhiễm HBV lâu dài gọi là  BV mãn tính.
  • Khoảng 5% người lớn nhiễm vi rút ở tuổi trưởng thành bị nhiễm HBV mãn tính. Có tới 95% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh khi sinh sẽ nhiễm HBV mãn tính.
  • Khoảng 1 trên 20 người Mỹ đã bị nhiễm HBV. Có tới 1 trên 10 người Mỹ gốc Á là dân đảo Thái Bình Dương nhiễm
HBV mãn tính.
  • Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa HBV.
  • Nhiều người nhiễm HBV không có triệu chứng gì.
  • HBV được chẩn đoán qua xét nghiệm máu.
  • HBV mãn tính có thể dẫn đến xơ gan (xẹo gan), ung thư gan và hỏng gan.
  • Với một số bệnh nhân, thuốc có thể giúp kháng lại HBV.
Nguồn bài Viết American Liver Foundation
www.liverfoundation.org

About Tìm Thuốc Nhanh

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply