Đau đầu, cảm cúm, đau bụng, đau cơ, đau khớp… Cứ thấy đau thì việc đầu tiên là uống thuốc giảm đau. Đó là thói quen của rất nhiều người dân hiện nay. Nhưng lạm dụng thuốc giảm đau cũng mang lại những tác hại khôn lường.
Ngộ độc thuốc giảm đau
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng đau đầu, sốt và cảm cúm. Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời mà không hề có tác dụng điều trị bệnh, vì vậy theo các bác sĩ không nên lạm dụng, nếu lạm dụng thời gian dài dễ gây nhờn thuốc. Thuốc này gây hại rất lớn cho nội tạng, gan, thận.
Đặc biệt ở nước ta, tình trạng ngộ độc paracetamol rất phổ biến do sự thiếu kiến thức của người sử dụng. Hiện có quá nhiều biệt dược với tên gọi khác nhau, nhưng cùng hoạt chất paracetamol mà người dùng không biết. Chẳng hạn một bệnh nhân bị cảm cúm, uống 2 viên Eferalgan 500mg mà chưa thấy đỡ, liền ra hiệu thuốc và được bán tiếp một loại thuốc khác, không đỡ lại đổi loại khác, thậm chí lại đi truyền thuốc… mà không hề biết tất cả các thuốc này đều chưa hoạt chất paracetamol.
Việc uống thuốc giảm đau lung tung như vậy dẫn đến ngộ độc thuốc với các biểu hiện như cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18-72 giờ có thể đau bụng kèm theo gan sưng to, sờ thấy gan đau. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến suy gan. Người bị suy gan sẽ vàng da, hôn mê, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, hạ đường huyết, dẫn tới tử vong. Theo các bác sĩ, trong số những thuốc gây dị ứng, thuốc giảm đau được liệt vào hàng thứ hai, sau thuốc kháng sinh.
Có nhiều nhóm thuốc giảm đau
Hiện có hàng trăm biệt dược, có loại chỉ chứa paracetamol nhưng cũng có loại phối hợp với một hoặc vài dược chất khác. Trong đó, biệt dược có thêm thành phần phenobarbital sẽ làm tăng độc tính của paracetamol với gan; những chế phẩm có thêm thành phần phenylpropanolamin, phenylephrin thì không nên dùng cho người có bệnh cường giáp, huyết áp cao, đau thắt ngực, huyết khối, mạch vành, đái tháo đường, tiền sử tai biến mạch máu não.
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm thì được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh đau khớp. Một nghiên cứu tại BV Bạch Mai cho thấy có đến 70% người bệnh viêm khớp tự ý dùng corticosteroids (một chất giảm đau nhanh) không phải do chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này thường gây nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa gây viêm loét, chảy máu dạ dày, ảnh hưởng hệ tim mạch gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, thuốc còn ảnh hưởng lên cả thận, gan, hệ thống thần kinh.
Chất corticoids có đặc tính kháng viêm rất mạnh, chỉ sử dụng cho những bệnh khớp do rối loạn hệ thống miễn dịch. Corticoids gây nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng trong thời gian dài và liều cao, vì vậy thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh khớp với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Một nhóm thuốc giảm đau khác là nhóm opioid. Các thuốc giảm đau nhóm này gồm morphin và codein và các dẫn chất của các chất này, có tác dụng đối với đau từ vừa đến nặng, đặc biệt đau do nội tạng.
Ngoài giảm đau, morphin còn làm người bệnh sảng khoái và tách biệt với xung quanh; nếu dùng lặp lại nhiều lần có thể gây nghiện và nhờn thuốc. Với liều thông thường, tác dụng không mong muốn phổ biến gồm có buồn nôn, nôn, táo bón và ngủ gà; liều cao gây ức chế hô hấp và hạ huyết áp.
Topics: Sức khỏe
About Tìm Thuốc Nhanh
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Social Icons
Popular Posts
-
Alpha chymotrypsine CHOAY FORM AND PRESENTATION: Tablet (white). Blister of 10 tablets. Box of 2 blisters or box of 1 blister....
-
Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng.Tác dụng của Lợi bảo vệ, che chở và g...
-
eGFR LÀ GÌ? Độ Lọc Cầu Thận ước tính (eGFR) là giá trị cho biết thận của quý vị lọc chất thải ra khỏi máu như thế nào cũng như giúp xác đị...
-
Kết quả khảo sát do College of Podiatry, một trường đại học chuyên nghiên cứu khoa học về chân người tại Vương Quốc Anh tiến hành gần đây t...
-
Mô Tả về Cây Lược Vàng Tên khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rủ, cây bạch tuộc, rai lá phất dủ, giả khóm. Tên khoa học: Callisia fragra...
-
Một nghiên cứu của Mỹ vừa công bố cho rằng những nam giới bỏ bữa ăn sáng có nguy cơ lên cơn đau tim hoặc mắc bệnh tim mạch chết người cao ...
-
B ệ n h thủy đậu là gì? Thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do một siêu vi gây ra dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Bện...
-
Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine. Nhữ...
-
Những biểu hiện của bệnh gút thường rất dễ nhận biết , khi có các biểu hiện triệu chứng sau: Triệu chứng của gút cấp tính * Cơn viêm ...
-
Không phải nhất thiết phải làm gì đó to tác mới có thể giảm mỡ bụng, chị em phụ nữ không có thời gian tới phòng tập GYM cũng có thể tự mình...
Danh mục
- acid uric máu
- Bệnh dạ dày
- Bệnh gan nhiễm mỡ
- bệnh gout
- Bệnh gút
- bệnh lupus ban đỏ
- bệnh nam khoa
- benh nhiet doi
- bệnh phụ khoa
- benh quai bi
- Bệnh thường gặp
- bệnh thủy đậu
- bệnh tiểu đường
- bệnh tim mạch
- bệnh zona
- Chăm sóc người bệnh
- công cụ sức khỏe
- Diệp Anh Care
- điều trị bệnh gút
- dinh dưỡng
- Drug for gout
- Làm đẹp
- mang thai
- mẹ và bé
- nha khoa
- niềng răng
- phụ nữ và sức khỏe
- răng hàm mặt
- răng sứ
- Sức khỏe
- sùi mào gà
- suy thân
- tác dụng
- tăng huyết áp
- thai nhi
- thảo dược
- thuốc
- Thuốc chống loạn nhịp
- thuốc dạ dày
- thuốc gout
- Thuốc tim mạch
- tim thai
- tránh thai an toàn
- văn bản y tế
- viêm gan B
- vitamin
- Y học cổ truyền
Tags Cloud
- acid uric máu
- Bệnh dạ dày
- Bệnh gan nhiễm mỡ
- bệnh gout
- Bệnh gút
- bệnh lupus ban đỏ
- bệnh nam khoa
- benh nhiet doi
- bệnh phụ khoa
- benh quai bi
- Bệnh thường gặp
- bệnh thủy đậu
- bệnh tiểu đường
- bệnh tim mạch
- bệnh zona
- Chăm sóc người bệnh
- công cụ sức khỏe
- Diệp Anh Care
- điều trị bệnh gút
- dinh dưỡng
- Drug for gout
- Làm đẹp
- mang thai
- mẹ và bé
- nha khoa
- niềng răng
- phụ nữ và sức khỏe
- răng hàm mặt
- răng sứ
- Sức khỏe
- sùi mào gà
- suy thân
- tác dụng
- tăng huyết áp
- thai nhi
- thảo dược
- thuốc
- Thuốc chống loạn nhịp
- thuốc dạ dày
- thuốc gout
- Thuốc tim mạch
- tim thai
- tránh thai an toàn
- văn bản y tế
- viêm gan B
- vitamin
- Y học cổ truyền
No comments: