» » Bệnh viêm dạ dày cấp tính là gì

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm sưng đột ngột tại lớp niêm mạc dạ dày. Người bị viêm dạ dày cấp tính có thể gặp phải dấu hiệu nổi bật là những cơn đau tạm thời, xảy ra trong thời gian ngắn nhưng có xu hướng lặp đi lặp lại trong một thời gian sau đó.



Viêm dạ dày cấp tính là một trong những dạng bệnh tiêu hóa không chỉ phổ biến ở nước ta mà có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Do tính chất các cơn đau dạ dày tạm thời, thường có xu hướng giảm đau sau một thời gian ngăn nên rất nhiều người có xu hướng chủ quan với bệnh lí này, dẫn đến đau nghiêm trọng, kéo dài và đe dọa sức khỏe với các biến chứng nặng nề hơn ở cơ quan tiêu hóa. Nhận biết và điều trị sớm viêm dạ dày cấp tính là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.Viêm dạ dày cấp tính

6 dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính nên cảnh giác

  • Viêm dạ dày cấp tính nổi bật với 6 dấu hiệu đáng chú ý:
  • Cảm giác buồn nôn thoáng qua trước hoặc sau khi có cơn đau dạ dày.
  • Nôn sau bữa ăn.
  • Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nóng rát khó chịu kéo dài. Đặc biệt là những cơn đau vùng thượng vị.
  • Người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng đầy hơi sau bữa ăn.
  • Tình trạng ợ hơi, ợ nóng sau ăn xảy ra khá thường xuyên. Người bệnh cũng có dấu hiệu hôi miệng bất thường do các khí gốc lưu huỳnh từ dạ dày thoát hơi ra đường miệng.
  • Nổi bật nhất ở bệnh nhân đau dạ dày cấp tính là những cơn đau xảy ra theo đợt. Mỗi đợt đau dạ dày cấp thường nhanh chóng, đôi khi thoáng qua nhưng sẽ lặp đi lặp lại và kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày cấp tính

Có khá nhiều nguyên nhân trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn. Trong đó, đa phần các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày xuất phát từ quá trình sinh hoạt, dinh dưỡng, điều trị:
Sử dụng quá nhiều gia vị cay nóng gây kích thích dạ dày như tiêu, ớt,…
Dùng quá nhiều thực phẩm béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài dẫn đến viêm,…
Sử dụng các loại thuốc điều trị không đúng cách, đặc biệt là các nhóm thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt,…
Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus vào cơ thể, nhất là virus Hp dạ dày (Helicobacter pylori) gây ra các cơn đau dạ dày và viêm nhiễm dạ dày.
Dạ dày bị ảnh hưởng bởi các chất như thủy ngân, acid sunphuric, các muối kim loại nặng,… những trường hợp này thường do ngộ độc hoặc nuốt nhầm hóa chất.
Người có tiền sử mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như cúm, sởi, thương hàn, bạch cầu; tiền sử mổ ruột thừa,… cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa gây viêm dạ dày cấp tính nhiều hơn so với người bình thường.
Người bị bỏng đường tiêu hóa gây viêm dạ dày cấp tính.
Người bị stress, căng thẳng kéo dài có thể khiến điều tiết axit dạ dày gặp ảnh hưởng và gây ra thương tổn, viêm sưng vùng dạ dày.

Viêm dạ dày cấp tính gây nên những biến chứng gì 

- Viêm dạ dày cấp tính là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng đường tiêu hóa như:
- Làm hẹp môn vị dạ dày khiến bệnh nhân đau bụng, nôn ói dữ dội. Các thức ăn khó tiêu hóa hơn. - - Khi nôn thường nôn ra thức ăn cũ, có mùi hôi rất khó chịu.
- Loét và thủng dạ dày cũng thường gặp phải ở những bệnh nhân đau dạ dày cấp tính kéo dài không được điều trị kịp thời. Những trường hợp thủng dạ dày cần được cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Xuất huyết dạ dày cũng có thể gặp phải trên nền vết sưng, viêm hoặc vết loét cũ không được điều trị dứt điểm. Người bị xuất huyết tiêu hóa thường đi cầu ra máu hoặc phân đen có mùi hắc. Một số trường hợp vết loét lớn có thể gây xuất huyết ồ ạt, nôn ra máu rất nguy hiểm. Những trường hợp này cũng cần can thiệp cấp cứu ngay.
- Một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất của bệnh viêm dạ dày cấp tính là nguy cơ ung thư dạ dày. Đây là một trong các biến chứng đặc biệt nguy hiểm, không phát hiện sớm có thể khiến bệnh phát triển nặng nề và có nguy cơ tử vong cao.Biến chứng xuất huyết dạ dày do viêm dạ dày cấp

Điều trị viêm dạ dày cấp tính

Phát hiện và điều trị viêm dạ dày cấp tính càng sớm càng giúp bạn tránh được những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe. Sau khi nhận biết được triệu chứng bệnh, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp, tiến hành cắt các nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng bằng thuốc.

Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị viêm dạ dày cấp tính gồm:
  • Nhóm thuốc chống co thắt và chống nôn: Atropin, Alverincitrate (Spasmavérin), Belladon, Metoclopramid – HC1 (Primperan),…
  • Các nhóm thuốc băng bảo vệ niêm mạc dạng gel, có thành phần muối nhôm, magnesium như Phosphalugel, Sucrate gel, Polisilarie gel,…
  • Nhóm thuốc ức chế bài tiết dịch vị dạ dày như Cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin, lansoprazol, Pantoprazol, Omeprazol,…
  • Các nhóm thuốc bọc phủ niêm mạc, gắn với protein và chất nhầy niêm mạc tạo màng bọc: Colloidal Bismith Subcitrat (CBS), Tripotasium Dicitrat Bismuth (TDB),…
  • Nhóm thuốc kích thích sự hồi phục và tái tạo của niêm mạc dạ dày, cải thiện khả năng tuần hoàn của niêm mạc như: Teprennon (biệt dược Selbex, Dimixen).

Riêng những trường hợp viêm dạ dày có vi khuẩn Hp cần điều trị theo phác đồ riêng biệt để loại trừ vi khuẩn Hp và ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc. Bạn có thể tham khảo chi tiết:

Phác đồ điều trị tận gốc viêm dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính
  • Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn chữa bệnh viêm dạ dày cấp tính. Những thay đổi có thể giúp bao gồm:
  • Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu
  • Tránh đồ cay, chiên và chua
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
  • Giảm căng thẳng
  • Tránh các loại thuốc có thể gây kích thích lớp lót dạ dày, chẳng hạn như NSAIDs hoặc aspirin.
Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng cách chữa viêm dạ dày cấp tính bằng thảo mộc tự nhiên, đây là những loại nguyên liệu dễ kiếm, chúng chủ yếu có tác dụng cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Một số loại thảo mộc thường dùng là: Đinh hương, cam thảo… Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng các loại thảo mộc để điều trị viêm dạ dày cấp tính và hỏi bạn nên uống mỗi bao lâu. Một số loại thảo mộc có thể tương tác với các thuốc khác. Do đó, không thể sử dụng tùy tiện được.

Viêm dạ dày cấp tính tuy có thể điều trị khỏi nhưng lại là căn bệnh mà rất nhiều bệnh nhân chủ quan, dẫn tới các biến chứng không mong muốn cho sức khỏe. Hi vọng với các thông tin hữu ích trên, bạn có thể nhận biết và chủ động điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tối ưu nhất.

Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

About Tìm Thuốc Nhanh

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply