Sau đây là những bệnh phụ khoa thường gặp và dấu hiệu nhận biết bệnh để chị em cảnh giác.
Những bệnh phụ khoa đặc trưng ở phụ nữ :
Viêm âm đạo là bệnh thường do kí sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra. Bệnh thường có biểu hiện rõ nét nhất là ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư bất thường (có màu trắng đục, loãng, có bọt nếu bị viêm do kí sinh trùng và đặc như bột, có ánh trắng nếu bị viêm nhiễm do nấm).
Khi bị viêm, âm đạo thường có màu đỏ (trường hợp bị viêm do kí sinh trùng) hoặc màu đỏ tím (nhiễm trùng nấm).
Phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường hoặc những người dài ngày sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ biến rộng đều dễ phát sinh viêm âm hộ do khuẩn nấm gây nên. Những chị em không giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong hoạt động tình dục cũng có thể dễ bị viêm âm đạo, thậm chí là viêm âm hộ.
Những phụ nữ bị rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại lớp biểu mô lát kép quanh cổ tử cung và biểu mô trụ từ trong cổ tử cung lan ra thay thế nên gây nên lộ tuyến, biểu mô trụ này sẽ gặp phải môi trường axit của âm đạo nên dễ bị viêm.
Viêm âm đạo thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, để thuốc đặt hiệu quả, chị em cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thời gian giữa các chu kỳ thay đổi (nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường)
- Lượng máu kinh nhiều hơn hoặc quá ít hơn bình thường
- Số ngày thấy kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường
- Lượng máu kinh nhiều hơn hoặc quá ít hơn bình thường
- Số ngày thấy kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường
Chu kì kinh nguyệt không đều có thể gặp ở những bạn gái khi mới có kinh (ở tuổi dậy thì). Thời gian này, cơ chế hormone trong cơ thể chị em chưa được hoàn thiện hết và ổn định nên chu kì kinh nguyệt cũng chưa đều theo. Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cũng có những thay đổi hoặc rối loạn về hormone estrogen nên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, phụ nữ trưởng thành đều có thể rơi vào hoàn cảnh chu kì kinh nguyệt không đều ở bất kì thời điểm nào. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như:
- Ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý hoặc có xáo trộn (thay đổi chế độ ăn, giờ ngủ hay lịch sinh hoạt một cách đột ngột)
- Trạng thái tâm lý không ổn định (những tâm trạng tiêu cực như stress, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi... )
- Tiếp xúc với môi trường không tốt (tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại như các chất hóa học, sinh học...)
- Trạng thái tâm lý không ổn định (những tâm trạng tiêu cực như stress, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi... )
- Tiếp xúc với môi trường không tốt (tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại như các chất hóa học, sinh học...)
Nhiều người cho rằng kinh nguyệt không đều là nguyên nhân làm cho chị em không thể thụ thai. Nhưng trên thực tế thì kinh nguyệt không đều là một tín hiệu cảnh báo sự khó thụ thai chứ không phải là nguyên nhân chính gây ra hiếm muộn.
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh khá phổ biến ở chị em, với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 20%. Thông thường, đây là loại u lành tính thường thấy nhất trong tử cung, nó có thể nằm ngoài bìa hoặc lọt trong lòng dạ con.
Mặc dù là bệnh phổ biến và không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung nhưng u xơ tử cung lại có thể làm cho chị em rất khó chịu. Đặc biệt, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên trong nhiều trường hợp, người bệnh có những triệu chứng có thể nhầm với mang thai.
Bệnh này chỉ có thể được xác định chính xác thông qua kiểm tra khung chậu. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng sau, chị em cần lưu ý đến khả năng mình bị u xơ tử cung:
- Kinh nguyệt kéo dài (7 ngày trở lên)
- Máu kinh nhiều hơn bình thường
- Đè nén hoặc đau ở vùng xương chậu
- Cảm giác muốn đi tiểu liên tục
- Cảm thấy bàng quang lúc nào cũng đầy
- Đau lưng
- Táo bón
- Máu kinh nhiều hơn bình thường
- Đè nén hoặc đau ở vùng xương chậu
- Cảm giác muốn đi tiểu liên tục
- Cảm thấy bàng quang lúc nào cũng đầy
- Đau lưng
- Táo bón
Nếu khối u không quá to, không nguy hiểm, không gây biến chứng gì thì chỉ cần theo dõi liên tục, không cần mổ bóc khối u.Còn trong trường hợp khối u phát triển quá to (lớn hơn 5 cm), khiến người bệnh khó chịu, gây chèn ép các cơ bên cạnh, gây đau, bí đái, táo bón, hoặc nếu u ở vị trí gần niêm mạc, gây chảy máu, băng huyết, thì cần phải can thiệp để xử lý kịp thời.
4. U nang buồng trứng
Phụ nữ có hai buồng trứng được đặt trên cả hai mặt của tử cung. Kích thước của mỗi bên buồng trứng gần bằng quả hạnh nhân. Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng.
U nang buồng trứng hình thành bên trong buồng trứng và là bao nang chứa đầy dịch. Cũng giống như nhiều bệnh phụ khoa khác, u nang buồng trứng có các triệu chứng rất mơ hồ, khó phán đoán từ sớm. Đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.
90% u nang buồng trứng là u lành nhưng cũng có tới 10% là ác tính. Nếu không kịp thời chữa trị có thể chuyển sang ung thư buồng trứng, đe dọa rất lớn đến sức khỏe chị em.
Một số dấu hiệu được coi là triệu chứng ban đầu của bệnh u nang buồng trứng là:
- Đau đớn ở vùng bụng
- Chu kì kinh nguyệt thất thường
- Âm đạo bị đau và có nổi nốt đốm
- Cảm giác bị đè nén ở bụng hoặc bị đầy bụng
- Đau khi giao hợp
- Cảm giác buồn nô
- Cương cứng vú
- Luôn có cảm giác đầy trong bàng quang
- Chu kì kinh nguyệt thất thường
- Âm đạo bị đau và có nổi nốt đốm
- Cảm giác bị đè nén ở bụng hoặc bị đầy bụng
- Đau khi giao hợp
- Cảm giác buồn nô
- Cương cứng vú
- Luôn có cảm giác đầy trong bàng quang
Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy những triệu chứng này, đặc biệt là đau nặng, thì đó là một cảnh báo nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, ngoài 10% u nang buồng trứng là ác tính thì có có 5% nguy cơ u nang lành tính trở thành ác tính.
No comments: