Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật tại nhà không phải là điều phức tạp nhưng cần tuân theo những nguyên tắc y tế. Dưới đây là những hướng dẫn thông thường để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, dựa theo nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ có thể hướng dẫn thêm những điều khác.
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tại nhà cần tuân theo những nguyên tắc y tế.
1. Nếu bệnh nhân về nhà trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật:
Bệnh nhân phải được thân nhân đưa về nhà từ bệnh viện và ở lại với bệnh nhân trong vòng 24 giờ.
Nên nghỉ ngơi trong 24 giờ đầu tiên. Bệnh nhân có thể bị chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi. Đây là điều bình thường và sẽ đở hơn trong ngày kế tiếp.
Không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc lấy các quyết định cá nhân hay pháp lý quan trọng hoặc ký tên vào văn bản pháp lý trong 24 giờ.
2. Dùng thuốc:
Dùng thuốc theo chỉ định.
Bệnh nhân có thể còn đau sau khi phẫu thuật. Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định. Nếu không trị đau, thì thời gian hồi phục của bệnh nhân sẽ lâu hơn. Luôn dùng thuốc giảm đau trước khi hoạt động hoặc trước khi cơn đau nặng thêm. Nếu cơn đau của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn hoặc không đở hơn sau khi dùng thuốc, nên gọi cho bác sĩ.
Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, thì mức đường trong máu có thể cao hơn bình thường sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân cần kiểm tra mức đường nhiều lần hơn và báo cho bác sĩ biết. Nếu mức đường trong máu cao, hãy tham vấn với bác sĩ để xem có cần thay đổi bất kỳ loại thuốc trị tiểu đường nào không.
3. Chăm sóc vết mổ:
Nếu có băng hoặc đai buộc quanh vết mổ, thì điều dưỡng sẽ cho biết khi nào bệnh nhân có thể thay băng. Nếu cần băng vết mổ, thì bệnh nhân phải học cách thay băng.
Nếu bệnh nhân còn chỉ may hoặc đinh kẹp trên vết mổ, thì sẽ được lấy ra tại văn phòng của bác sĩ trong vòng 7 đến 14 ngày.
Nếu bệnh nhân có những mảnh nhỏ như giấy, gọi là steri-strips, dính trên vết mổ, thì chúng sẽ mất đi trong vòng 7 đến 10 ngày. Nhân viên có thể lấy ra ở lần khám theo dõi đầu tiên với bác sĩ.
Để ngăn ngừa bị nhiễm trùng nơi vết mổ, nên giữ cho nơi mổ khô ráo và sạch sẽ. Mỗi ngày, rửa vết mổ bằng xà phòng và nước, sau đó lau nhẹ cho khô ráo. Không nên thoa kem hoặc phấn lên vết mổ của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân về nhà mà còn ống dẫn lưu, thì điều dưỡng sẽ dạy cho bệnh nhân cách chăm sóc ống dẫn lưu này.
Bệnh nhân có thể tắm vòi sen nhưng không được dùng bồn tắm, bơi lội hoặc dùng nằm trong bồn nóng cho đến khi bác sĩ cho phép.
4. Ăn kiêng và đi cầu:
Thông thường thì hay buồn nôn hoặc ói mửa nhẹ sau khi phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị buồn nôn, nên bắt đầu dùng chất lỏng đã lọc và thức ăn nhẹ như bánh mì nướng, cơm hoặc mì sợi. Sau đó bệnh nhân có thể ăn kiêng bình thường khi cơn buồn nôn đã hết. Tránh dùng những thực phẩm làm cho mình thấy khó chịu.
Không dùng các thức uống có chứa chất cồn trong 24 giờ sau khi phẫu thuật hoặc trong lúc bệnh nhân đang uống thuốc giảm đau theo toa.
Để tránh bị táo bón, nên ăn trái cây, rau cải và hạt ngũ cốc và uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày. Cần dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc xổ nhẹ nếu quý vị không đi cầu trong vòng 3 ngày sau khi phẫu thuật. Gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
5. Hoạt động:
Bệnh nhân có thể cần thiết bị phụ trợ như nạng tập đi hoặc gậy trong lúc đang hồi phục. Nếu bệnh nhân cần những thứ này, thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng.
Tránh hoạt động làm căng vết mổ ít nhất trong 6 tuần.
Nếu được phẫu thuật ở bụng hoặc ngực, nên ấp nhẹ vết mổ bằng gối hoặc mền khi di chuyển hoặc ho.
Nếu đã được dạy cách ho và hít thở sâu hoặc sử dụng phế dung kế trong bệnh viện, thì nên tiếp tục thực hiện như thế này tại nhà trong 10 đến 14 ngày kế tiếp.
Không nên nâng vật nặng hơn 4,5-6,8 kg trong 2 tuần đầu tiên. Khi nâng đồ vật, giữ cho lưng thẳng và nâng bằng chân.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Nên tập đi bộ. Tăng dần sải chân, thời gian và quãng đường đi mỗi ngày.
Hoạt động và đi bộ giúp ngăn ngừa cục máu đông có thể tạo thành sau khi phẫu thuật. Để ngăn ngừa bị cục máu đông, bác sĩ sẽ cho tập lắc cổ chân hoặc vài bài tập thể dục khác, mang vớ đặc biệt hoặc chích thuốc làm loãng máu.
Bệnh nhân có thể lên xuống cầu thang. Nên bước từ từ và yêu cầu giúp đỡ nếu cần.
Không nên lái xe, trở lại làm việc, tiếp tục hoạt động tình dục, chơi thể thao hoặc làm việc nặng cho tới khi được bác sĩ cho phép.
Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân bị:
Gọi ngay cấp cứu nếu bệnh nhân bị:
(Nguồn MedlinePlus)
Nên tập đi bộ. Tăng dần sải chân, thời gian và quãng đường đi mỗi ngày.
Hoạt động và đi bộ giúp ngăn ngừa cục máu đông có thể tạo thành sau khi phẫu thuật. Để ngăn ngừa bị cục máu đông, bác sĩ sẽ cho tập lắc cổ chân hoặc vài bài tập thể dục khác, mang vớ đặc biệt hoặc chích thuốc làm loãng máu.
Bệnh nhân có thể lên xuống cầu thang. Nên bước từ từ và yêu cầu giúp đỡ nếu cần.
Không nên lái xe, trở lại làm việc, tiếp tục hoạt động tình dục, chơi thể thao hoặc làm việc nặng cho tới khi được bác sĩ cho phép.
Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân bị:
- Bị chảy máu, rỉ nước, sưng hoặc da bị đỏ ở chỗ mổ
- Sốt hơn 380C
- Tự nhiên bị đau, và nặng hoặc uống thuốc mà vẫn còn đau
- Buồn nôn hoặc ói mửa kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ
Gọi ngay cấp cứu nếu bệnh nhân bị:
- Tê tê, ngứa như kiến bò hoặc da đổi màu ở chân hay tay
- Khó thở
- Tức ngực
(Nguồn MedlinePlus)
No comments: